Ngày xuân, nhớ về “giới tửu văn” của Trần Thái Tông

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ông là vị vua anh hùng có công lãnh đạo cả dân tộc Đại Việt chống giặc Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ nhất (đầu năm 1258). Chính ông đã đích thân chỉ huy quân dân Đại Việt đánh nhiều trận lớn và có mặt ở mọi nơi nguy hiểm khiến cho quân sĩ đều nức lòng chiến đấu. Khi giặc Nguyên - Mông thất bại thảm hại phải rút chạy tháo thân về Vân Nam. Trần Thái Tông được tôn vinh là ông vua vừa đạo đức vừa anh hùng, ông là biểu tượng rạng rỡ trong trang sử oai hùng của dân tộc Đại Việt, khơi nguồn hào khí Đông A hào hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Ông là vị vua anh hùng có công lãnh đạo cả dân tộc Đại Việt chống giặc Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ nhất (đầu năm 1258). Chính ông đã đích thân chỉ huy quân dân Đại Việt đánh nhiều trận lớn và có mặt ở mọi nơi nguy hiểm khiến cho quân sĩ đều nức lòng chiến đấu. Khi giặc Nguyên - Mông thất bại thảm hại phải rút chạy tháo thân về Vân Nam. Trần Thái Tông được tôn vinh là ông vua vừa đạo đức vừa anh hùng, ông là biểu tượng rạng rỡ trong trang sử oai hùng của dân tộc Đại Việt, khơi nguồn hào khí Đông A hào hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Sau cuộc chiến, đất nước thái bình, Trần Thái Tông nhường ngôi cho con năm 1258, rồi lên làm Thái Thượng hoàng. Từ đây, Người vừa làm cố vấn cho con trị vì đất nước, vừa lo nghiên cứu tu Thiền, nghiên cứu Phật học, viết sách tham thiền. Trước tác để lại có Khóa hư lục, một cuốn sách xưa nhất còn lại trong thư tịch cổ nước nhà.  Đến khi vua Trần Thánh Tông đủ tài trí đảm đang việc nước, ông lui về lập am Thái Vi ở vùng rừng núi Vĩ Lâm (gần cố đô Hoa Lư) để an dân, lập ấp và dựng chùa tu hành. Trải trong cuộc sống vương giả cũng như chốn bình dân rồi chốn thiền lâm tĩnh lặng, thanh khiết, ông đã chứng kiến sự loạn thần của thiên hạ bởi những kẻ ham mê tửu sắc. Nhìn chuyện đời, ngẫm chuyện mình, chuyện thiên hạ, nhất là cảnh quan trường hỗn độn dưới con mắt của đấng bề trên nhìn xa trông rộng, ông đã thấy được tác hại của men rượu hủy hoại thanh danh, làm biến chất tâm tính mỗi con người ham say. Ông đã chỉ rõ, tác hại của rượu, bỏ được rượu thì lợi ích thế nào. Tinh thần ấy được ông thể hiện trong bài văn ngắn: Giới tửu văn (tức bài văn khuyên bảo người đời không ham uống rượu) được ra đời khi đã dời ngôi báu sống hòa mình trong không gian thiền nhập thế.

“ Phù thị tửu giả đức hạnh thường khuy. Ẩm tửu giả ngôn từ đa thất. Khí xung hủ vị, vị tẩm xuyên tràng, bại loạn tinh thần, hôn mê tâm tính. Nhị thân bất cố, ngũ nghịch chuyên hành. Hoặc điếm tứ nhi huyên hô. Hoặc nhai cù nhi minh đinh. Khi thiên mạ địa, hủy Phật báng Tăng. Tứ thần khẩu nhi âu ca, khỏa thân hình nhi vũ đạo. Bất duy tiếp Phật cúng dàng, tòng giáo ô mạo tà xuy. Hại thân mệnh tự thử nhi sinh, vong quốc gia do tư nhi hữu.

Khí chi tắc thiên tường tinh tập. Hàm chi tắc bách hoạ biền trăn. Đại Vũ ác chi nhi triệu tính giai lai. Thái Khang hàm nhi ngũ tử hoặc oán. Khởi chỉ phong lưu tu giới ngưỡng lệnh đạt giả thâm phòng. Kỷ đa thế thượng hoàng hoàng, khước bị túy  trung mông mông”.

Nghĩa là: Kẻ thèm say thì đức hạnh kém suy. Kẻ uống rượu thì nói năng lầm lỡ. Khí xông nát dạ, vị ngấm hư lòng, rối loạn tinh thần, hôn mê tâm tính. Mẹ cha không nhìn, năm điều ác luôn phạm. Hoặc nơi điếm chợ huyên thuyên, hoặc nơi ngõ đường lảo đảo. Chửi trời mắng đất, giễu Phật báng Tăng. Miệng thì lẩm nhẩm mà hát ca, thân loã lồ mà nhảy múa. Chẳng riêng tiếp Phật cúng dàng, mà cả những kẻ khăn thâm lệch lạc. Hại thân mệnh cũng từ đó mà sinh ra, mất nước cũng từ đấy mà có.

Bỏ được rượu nghìn điều lành dần tới. Tham hơi men muôn mối hoạ lớn kéo về. Đại Vũ ghét nó mà muôn họ tới. Thái Khang mê nó nên anh em đều oán hờn. Há đâu riêng kẻ phong lưu nên tránh, ngay cả người thông đạt cũng cần phòng. Biết bao kẻ trên đời rạng rỡ, đều đã từng chìm trong chén rượu đảo điên...”

Để khuyên răn người đời không lạm dụng rượu, Trần Thái Tông đã vận đến cả điển tích của Phật giáo, của Trung Hoa từ nghìn xưa như: Ngũ nghịch, tức là năm điều tàn ác, những điều trái ngược luân thường đạo lý ở đời (hại cha, hại mẹ, hại Anahán, hại Tăng, hại Phật).  Đại Vũ, tức Hạ Vũ, vua nhà Hạ, lên ngôi vua năm 2205 trước Công nguyên, người có công trị thuỷ ở Trung Hoa thời cổ đại. Ông là người sống khuôn phép chuẩn mực, không sa đà tửu sắc nên được được bề tôi tôn quý, thiên hạ vui theo và chung hưởng thái bình của vương triều thịnh trị.

Thái Khang, vua đời thứ 3 nhà Hạ, cháu của vua Hạ Vũ. Khác với cha ông, Thái Khang ham mê tửu sắc vô độ nên anh em ly tán, chia lìa không có người hiền gần gũi phò tá nên bị vua nước Hữu Cùng cướp ngôi. Khi mất nước anh em ông có làm bài thơ “Ngũ tử chi ca” nhằm oán trách ông ta.

Từ khi ra đời, Giới tửu văn của Trần Thái Tông vẫn là bài văn sâu sắc, mẫu mực răn dạy người đời chớ ham men rượu để lại những hậu quả khôn lường “bại hoại tinh thần, hôn mê tâm tính”…Nay, người ham hơi men dẫn tới loạn thần, nhiều hành vi bất nhã, vi phạm pháp luật cũng từ đấy mà sinh ra, tránh được nó nhiều điều tốt đẹp sẽ tới. Nhân đầu Xuân, năm mới mọi người vui xuân hãy nhớ lời răn của đức vua hiền hơn bảy trăm năm về trước./.

Nguyễn Văn Phong

 

 

 

Danh mục Danh mục

Diễn đàn Diễn đàn

THÔNG TIN QUẢNG BÁ THÔNG TIN QUẢNG BÁ

Liên kết Liên kết

 

 

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 6,681
Tổng số trong ngày: 1,896
Tổng số trong tuần: 3,808
Tổng số trong tháng: 81,354
Tổng số trong năm: 499,848
Tổng số truy cập: 3,074,341